'Chất lạ' có trong kẹo rau củ Kera thực chất là gì, dùng có sao không?

21/03/2025

Mới đây, Bộ Y tế cho biết kẹo rau củ Kera có chứa một chất không ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định. Vậy chất này là gì, dùng có sao không?

Ngày 20/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thông tin kết quả kiểm nghiệm của kẹo rau củ Kera.

Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia báo cáo Cục An toàn thực phẩm, các chỉ tiêu về hàm lượng đạm, đường, chất béo, năng lượng tổng cơ bản phù hợp với bản tự công bố của sản phẩm, các chỉ tiêu an toàn về vi sinh vật, nấm, kim loại nặng..., đều không phát hiện hoặc nằm trong giới hạn an toàn.

Tuy nhiên, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phát hiện sản phẩm có chứa sorbitol - một chất tạo ngọt với hàm lượng 33,4 g/100g nhưng không ghi trên nhãn sản phẩm theo quy định.

Vậy sorbitol là gì và việc tiêu thụ chất này có ảnh hưởng gì không?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho hay việc một sản phẩm không công bố rõ thành phần là sai quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm đóng gói khi đưa ra ngoài thị trường phải công bố thành phần.

Cũng theo vị chuyên gia, sorbitol hay còn gọi là glucitol, có công thức hóa học là C6H14O6. Đây là một chất thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt. Sorbitol tồn tại dưới dạng chất lỏng màu trắng, vị ngọt, không mùi, tan trong nước hoặc rượu. Trong tự nhiên, sorbitol được tìm thấy trong các loại trái cây có vị ngọt.

 - Ảnh 1.

Kẹo rau củ Kera.

Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, sorbitol chủ yếu được tạo ra từ glucose hóa với niken dưới nhiệt độ và áp suất cao của hydro.

Theo ông Thịnh, sorbitol là chất thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng sorbitol có thể gây ra các hệ luỵ cho sức khoẻ.

Do sorbitol là chất tạo ngọt nên trong 1g có chứa khoảng 2.6 calo. Ăn nhiều thực phẩm chứa sorbitol cũng không khác gì ăn nhiều đường.

“Việc ăn nhiều sorbitol có thể gây ra dư thừa năng lượng, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Đối với người đái tháo đường, ăn thực phẩm có sorbitol sẽ gây tăng đường huyết”, ông Thịnh nói.

Hiện nay, ông Thịnh cho biết ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm không khuyến khích cho chất ngọt nhân tạo vào thực phẩm. 

“Sorbitol bổ sung vào thực phẩm không phải là chất dinh dưỡng mà chỉ tạo ngọt. Do đó, sorbitol không được khuyến khích đưa vào thực phẩm”,vị chuyên gia nói.

Để bổ sung chất xơ, ông Thịnh cho rằng nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để có thêm các vitamin và khoáng chất khác. 

Link bài gốc:

Theo SoHa, link gốc

CÙNG DANH MỤC

04/04/2025

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, bệnh khiến mắt nhìn xa mờ, chỉ có thể nhìn rõ khi tiến lại gần hoặc đưa vật tới gần...

04/04/2025

Bị nhồi máu cơ tim cấp, khoảng 6 giờ trước khi nhập viện, bệnh nhân đột ngột bị đau tức nặng ngực trái, kèm theo cảm giác khó...

04/04/2025

Sau một thời gian uống nước lá ổi, người đàn ông đi khám thấy chỉ số đường huyết giảm nhưng chỉ số chức năng thận lại cao...

04/04/2025

Người đàn ông 40 tuổi rơi vào tình trạng rụng tóc toàn bộ da đầu sau 3 tháng tự điều trị bằng các sản phẩm không rõ nguồn...

30/03/2025

Đang tổ chức tang lễ cho con trai, hai vợ chồng sốc nặng khi phát hiện con mình vẫn còn sống và đang được điều trị tại một...

30/03/2025

Cây hương thảo được sử dụng để mang lại hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn. Đặc biệt, trong thành phần của hương thảo còn...