4 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa kẻo rước họa vào thân

06/05/2025

Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 4 thực phẩm bạn nên cẩn trọng khi dùng với dứa.

Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là 4 thực phẩm bạn nên cẩn trọng khi dùng với dứa.

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Dứa giàu vitamin C tăng cường sức khỏe miễn dịch, giàu mangan cần thiết cho xương và quá trình trao đổi chất.

 Ảnh minh họa: Internet  Ảnh minh họa: Internet

Dứa còn chứa bromelain , một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Với lượng calo thấp, hàm lượng nước cao, ăn dứa hỗ trợ quá trình hydrat hóa và kiểm soát cân nặng, khiến nó trở thành một sự bổ sung ngon miệng cho chế độ ăn uống cân bằng.

Mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học mạnh mẽ về các tương tác tiêu cực cụ thể giữa dứa và các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác nhưng vẫn có một số lưu ý và quan điểm tham khảo:

Dứa kết hợp với những thực phẩm nào là “đại kỵ’’?

Sữa: sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu bạn sử dụng dứa cùng sữa, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.

Củ cải: hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.

 Ảnh minh họa: Internet  Ảnh minh họa: Internet

Trứng: đây là một trong những thực phẩm không nên ăn kèm với dứa. Theo đó, protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.

Hải sản: Nếu sau khi ăn hải sản mà bạn ăn dứa, những vitamin trong dứa sẽ chuyển đổi các vitamin thành các thành phần giống như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.

Những người không nên ăn dứa 

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Dứa có tính axit cao, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét. Người mắc các bệnh này nên tránh ăn dứa hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ sau bữa ăn và khi bụng đã no. nên tránh ăn dứa lúc đang đói.

Người đang dùng thuốc: Bromelain trong dứa có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như: thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc kháng sinh (tetracycline, amoxicillin). Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa để tránh các tương tác không mong muốn.

 Ảnh minh họa: Internet  Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu): Bromelain trong dứa có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa, đặc biệt là dứa xanh, và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Đối với phụ nữ có thai những tháng cuối, có thể ăn một lượng nhỏ dứa để kích thích chuyển dạ.

Người bị các vấn đề về răng miệng: Axit trong dứa có thể làm mòn men răng và gây ê buốt, đặc biệt là ở những người có răng nhạy cảm. Người có các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hoặc răng bị mòn men nên hạn chế ăn dứa. Sau khi ăn dứa nên súc miệng thật kĩ.

Theo GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/4-loai-thuc-pham-nen-than-trong-khi-dung-chung-voi-dua-keo-ruoc-hoa-vao-than-727816.html

...

Link bài gốc:

Theo Yêu Gia Đình, link gốc

CÙNG DANH MỤC

06/05/2025

Dù thịt lợn rất quen thuộc trên mâm cơm của mọi nhà nhưng không phải ai cũng biết 3 phần thịt lợn này quý tới thế nào. Nhiều khi...

06/05/2025

Vì đặc tính mọc trong môi trường ẩm thấp và dễ hỏng, nấm kim châm rất dễ nhiễm bẩn, thậm chí còn cần bảo quản bằng hóa...

06/05/2025

Đằng sau những lon sữa giả là mối nguy khôn lường cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người...

06/05/2025

Việc thay đổi thói quen rửa thịt không đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình, đồng thời giữ cho căn bếp luôn...

06/05/2025

Đi chợ thấy 5 loại rau này thì rất nên mua và bổ sung vào bữa ăn hằng ngày cho cả nhà.

06/05/2025

Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào rất tốt cho sức khỏe hệ xương khớp.